Tranh đồng chữ Phúc thư pháp đẹp
Chất liệu : bằng đồng liền thúc nổi , nền nhung đỏ làm điểm nhấn cho sản phẩm
Kích thước : 60 x 60 cm
Ngoài ra còn có các size 42 x 42 cm, 70 x 70 cm
Sản Phẩm : được chế tác thủ công tinh xảo, chạm trổ 3D sắc nét, được sử lý một lớp keo phủ điện phân chống oxi hóa, không xuống mầu sắc, đảm bảo độ sáng bóng trên 10 năm.
Ý nghĩa chữ phúc :
Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy nhiều trong vật tranh trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.
Chữ "Phúc" là từ Hán Việt, người miền Nam đọc là "phước". Chữ "Phúc" trong giáp cốt văn là hình tượng hai bàn tay bưng hũ rượu đứng trước bàn thờ. Như vậy, chữ "Phúc" vốn được xem là điều tốt lành do cầu cúng mà có được.
Theo đó, "Phúc" có nghĩa là "thuận lợi", "đồng thuận". Thuận có nghĩa là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài đều thông suốt, không có gì trở ngại. Trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ, con cái. Đời sống tinh thần bên trong và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không có gì trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc. Một điều thật thú vị là câu chúc Tết của người phương Tây thường đề cập đến hạnh Phúc, sức khỏe và thành đạt, đứng ở góc độ nào đó có sự tương đồng như Phúc, Lộc, Thọ mà ở phương Đông người ta tâm niệm.
Từ đời nhà Minh (1368-1644), người ta thường khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn như để đón hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc, Phúc tinh cao chiếu, nghĩa là soa phúc từng cao tới nhà. Đa phúc đa thọ nghĩa là may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau. Ngoài hình con giơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và môn thần dán trên cánh cửa hay khắc mặt cửa vào đình chùa dinh thự.
Ngày tết nguyên đán, người Trung Quốc có tục treo thuận hoặc treo ngược chữ Phúc ở trên cửa. Có hai truyện truyền kỳ giải thích truyện này. Truyện thứ nhất là truyện từ đời nhà Minh (1368-1644) về chữ phúc viết thuận. Một hôm Minh Thái Tổ, Chu Nguyên Chương vi hành tới một thị trấn nhỏ. Nhà vua thấy một đám đông người cười rỡn bên một bức hoạ. Tới gần, nhà vua thấy đó là một bức vẽ một bà già có bàn chân lớn quá khổ, tay ôm một trái dưa hấu.Nhà vua nhận ra bà già này chính là hoàng hậu. Nổi giận, nhà vua sai quân hầu theo dõi từng người trong đám người hỗn sược này về tận nhà, và viết chữ phúc trên cửa, để ngày mai nhà vua sẻ phái quân tới bắt. Trở về hoàng cung, nhà vùa kể lại truyện này cho hoàng hậu. Sáng mai quan quân tới sau, không còn cách nào nhận ra được những ai là kẻ bị nhà vua cho lệnh tới bắt. Từ đó người ta tin rằng chữ phúc, viết có thể làm bùa hộ mệnh cho mọi người.
Truyện thứ hai là truyền thoại từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.
- Cơ sở Tranh Đồng Việt sản xuất tranh chữ thư pháp làm quà tặng khách hàng với số lượng lớn cung cấp cho các đơn vị công ty, doanh nghiệp, cơ quan . Nhận mạ vàng 24K theo yêu cầu, Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với cơ sở :
TRANH ĐỒNG VIỆT - ĐỒ ĐỒNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Đ/c : 509 Hoàng Văn Thụ Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
ĐT : 0972 404 683 - 0915 635 998
CSSX Miền Nam : 42/12 Đường số 9 , P.BHH , Q. Bình Tân, TP.HCM
CSSX Miền Bắc : Cụm KCN Làng Nghề Đại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh
Email : dodongthucong@gmail.com - tranhdongviet.vn@gmail.com